TIÊU CHUẨN JAS - TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA NHẬT BẢN LÀ GÌ?
TIÊU CHUẨN JAS - TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA NHẬT BẢN LÀ GÌ?
Nhật Bản không chỉ biết đến là cường quốc có nền kinh tế đứng thức 3 Thế giới mà còn là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là quốc gia có thị trường tiêu dùng khó tính với những quy định nghiêm ngặt về chất lượng nông sản.
Chính vì thế, tại đất nước mặt trời mọc này, luôn có những tiêu chuẩn đặc biệt được đặt ra dành cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Một trong những tiêu chuẩn dành cho nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản đang được áp dụng hiện nay đó chính là tiêu chuẩn JAS.
1. Tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản là gì?
Tiêu chuẩn JAS là tên gọi tắt của Japanese Agricultural Standards (JAS) System, có nghĩa là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản.
Tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn được sử dụng trong nền nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản là tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đưa ra với những quy định về tiêu chí cho các sản phẩm, nhãn mác tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Trong tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản được soạn thảo và trình bày với nội dung quy định về hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng, cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra kiểm định chất lượng dựa trên tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản được dán nhãn JAS.
Đồng thời, với hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng JAS, các nhà sản xuất và bán hàng phải dán nhãn sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được quy định.
Do đó, có thể thấy rằng, người Nhật luôn có tín nhiệm rất cao với những sản phẩm được gắn mác JAS. Điều này giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Nhật Bản có thể tìm hiểu về tiêu chuẩn JAS này để nắm bắt cơ hội đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, đạt chuẩn JAS.
2. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản
Với những quy định nghiêm ngặt, Nhật Bản luôn là thị trường khó tính với các quốc gia có định hướng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào quốc gia này.
Cũng tại tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, Nhật Bản đã đưa ra danh sách cụ thể tổng hợp các sản phẩm được điều chỉnh bởi tiêu chuẩn JAS Nhật Bản, gồm:
- Đồ uống
- Thực phẩm đã qua chế biến
- Dầu ăn, mỡ động vật
- Các nông - lâm - sản chế biến.
Với các sản phẩm đã được liệt kê trong tiêu chuẩn JAS đều có những quy định riêng cho từng đối tượng và các tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng được dán cho tất cả các loại thực phẩm.
Đối với những thực phẩm tươi, JAS yêu cầu phải có tên và nơi sản xuất. Đối với thực phẩm đã qua chế biến, JAS yêu cầu phải có tên, thành phần, hạn sử dụng,...
3. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản
Tiêu chuẩn JAS được xem là một trong những tiêu chuẩn khắc khe dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Trong yêu cầu của tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn hữu cơ Nhật thì đất nông nghiệp được sử dụng trong canh tác và gieo trồng không được sử dụng hóa chất công nghiệp, phân bón hóa học trong vòng 2 năm trước khi bắt đầu mùa vụ theo phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Đối với thực phẩm đạt chuẩn hữu cơ Nhật Bản nói riêng và thực phẩm hữu cơ nói chung cần đạt những yêu cầu cơ bản, cụ thể như sau:
- Đất trồng hữu cơ: Đối với đất được sử dụng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn JAS nghiêm cấm nông dân sử dụng hóa chất nông nghiệp, phân bón hóa học trong vòng ít nhất 2 năm và ít nhất 3 năm với cây lâu năm trước khi bắt đầu gieo trồng mùa vụ mới. Nói không với việc sử dụng hóa chất nông nghiệp, chỉ được sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất, chăm sóc cho cây trồng, cũng như cải tạo đất.
- Phân bón: Năng suất hiệu quả của đất được khuyến cáo nên được duy trì và gia tăng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ từ dư lượng các sản phẩm thừa trong khu vực, và sử dụng chức năng của các vi sinh vật trong khu vực hoặc các khu vực xung quanh. Việc sử dụng phân bón hóa học có thể được cho phép chỉ trong trường hợp phân bón hữu cơ thật sự không thể cải tạo đất hoặc duy trì và gia tăng năng suất, hiệu quả của đất trồng.
- Hạt giống và cây trồng: Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản JAS quy định trong việc sử dụng hạt giống và cây trồng hữu cơ, nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm hạt giống và cây trồng đã bị biến đổi gen vào trong sản xuất.
- Kiểm soát động vật và thực vật gây hại: Tiêu chuẩn JAS khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, sinh học để phòng trừ mối nguy hại trong kỹ thuật cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép sử dụng khi các phương pháp trên không thể kiểm soát được dịch bệnh hại cây trồng, không mang lại hiệu quả trước các mối đe dọa sắp xảy ra.
- Trong ngành chăn nuôi, JSA cũng đặt ra những tiêu chuẩn như không sử dụng các loại thức ăn có sẵn, chất kích thích tăng trưởng cho vật nuôi. Quy trình nuôi trồng và chăm sóc đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định để đảm bảo về mặt chất lượng của sản phẩm có dán nhãn tiêu chuẩn JAS.
4. Các nhãn dán trên các sản phẩm theo tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản có những nội dung gì?
Để các nhà sản xuất có được giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo được tiêu chuẩn JAS - Tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp của Nhật Bản, thì có 2 cách để giúp sản phẩm của nhà sản xuất được công nhận và có nhãn dán JAS đó chính là:
- Nhà sản xuất có thể chọn một tổ chức phân loại đã được đăng ký.
- Nhà sản xuất tự tiến hành phân loại và các cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp này cần phải có giấy chứng nhận của những đơn vị đã được đăng ký.
Hàng hóa xuất Nhật phải đảm bảo yêu cầu những mặt hàng được sản xuất từ nông nghiệp phải đạt tiêu chuẩn JAS – Tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản khi xuất khẩu vào Nhật, và tất cả các sản phẩm vẫn phải dán nhãn theo thông lệ thương mại. Sản phẩm phải dán nhãn bằng tiếng Nhật bao gồm những thông tin sau:
- Thông tin về thành phần sản phẩm.
- Thông tin an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn được quy định bởi chính phủ Nhật Bản.
- Thông tin cảnh báo người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
- Thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- Thông tin xuất xứ, thời hạn sử dụng và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm.